star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Xây dựng LAMP Server trên Raspberry pi 3 và ứng dụng trong các hệ thống IoT


1. Lý do chọn dự án

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghệ nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp hóa 4.0 hiện nay, đang đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của đất nước và trên toàn thế giới. Do đó, chúng ta phải biết nắm bắt, tận dụng cơ hội và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước ta, bên cạnh đó còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Nền công nghệ đang phát triển như thế nhưng ở nước ta, gần như các thiết bị điện trong đời sống của các gia đình hiện nay đa số đều hoạt động độc lập với nhau, mỗi thiết bị có một quy trình sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào sự thiết lập, cài đặt của người sử dụng, chúng chưa có một sự liên kết nào với nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải mau chóng mang công nghệ đến với mọi nhà. Và với công nghệ Internet Of Thing và sự tự động hóa, mọi vấn đề đều được giải quyết, người sử dụng có thể điều khiển tất cả các thiết bị từ xa thông qua mạng Internet và để chúng được hoàn toàn tự động làm việc. Ở đây, các thiết bị điều khiển tự động được kết nối với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh qua một một thiết bị trung tâm và có thể giao tiếp với nhau về mặt dữ liệu.

Trong bối cảnh mà thế độc quyền về phần mềm của Microsoft đã khiến giá bản quyền của hệ thống phần mềm này khá cao, thì với việc miễn phí tiền bản quyền, LAMP có thể là một trong những sự lựa chọn rất đáng cân nhắc với người sử dụng nếu muốn có những trải nghiệm tuyệt vời tương tự Microsoft mà không phải tốn chi phí 

Việc ngày càng có nhiều người sử dụng LAMP, cộng đồng hỗ trợ của LAMP hiện đang khá đông đảo như vậy, người dùng có thể yên tâm hơn trong quá trình sử dụng phần mềm nếu như có gặp bất kỳ một sự cố nào dù là nhỏ nhất. Hay nói cách khác, việc có cộng đồng người sử dụng đông đảo khiến cho LAMP là hệ thống an toàn về mặt hỗ trợ cho người dùng

Với các máy tính có máy chủ cài đặt Linux, chi phí để duy trì là không quá cao. Nếu bạn lập trình trên các phần mềm thành phần của LAMP, việc bạn có thể tìm Host miễn phí cho ứng dụng của mình là điều hoàn toàn trong tầm tay của bạn. Cơ hội sẽ luôn luôn rộng mở cho bạn khi sử dụng LAMP để lập trình

Trong thời đại công nghệ 4.0,  IoT bắt đầu được ứng dụng vào thực tế ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, sản xuất, quản lý… Việc xây dựng một hệ sinh sái IoT nhỏ gọn, linh động, dễ dàng ứng dụng ở mọi lúc, mọi nơi với chi phí thấp là một vấn đề cấp thiết. Đề tài sẽ nghiên cứu giải quyết những vấn đề này để góp phần đưa hệ sinh thái IoT đến gần với thực tế cuộc sống, rút ngắn thời gian triển khai và ứng dụng.

2. Mục đích nghiên cứu

Raspberry pi 3 là máy tính nhúng nhỏ gọn, có độ linh động cao rất thích hợp cho các ứng dụng IoT. Đề tài “Xây dựng LAMP Server trên Raspberry pi 3 và ứng dụng trong các hệ thống IoT” với mục tiêu xây dựng cài đặt các gói phần mềm đề tạo một LAMP Server (LAMP là chữ viết tắt thường được dùng để chỉ sự sử dụng các phần mềm LinuxApacheMySQL và ngôn ngữ văn lệnh PHP hay Perl hay Python để tạo nên một môi trường máy chủ Web).

Từ đó ứng dụng để triển khai một hệ thống IoT cụ thể bao gồm: Raspberry đóng vai trò Server, Vi điều khiển thu thập dữ liệu từ các cảm biến (Nhiệt độ, độ ẩm, dòng điện, điện áp, công suất tiêu tán của các thiết bị điện), điều khiển các thiết bị điện như bóng đèn, đóng mở động cơ và giao tiếp Server. Hệ thống còn được giám sát trên một phần mềm thiết bị di động.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

     - Đối tượng nghiên cứu:

  • Nghiên cứu cách thức giao tiếp, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng của máy tính nhúng Raspberry Pi 3.
  • Nghiên cứu cách giao tiếp các loại cảm biến với máy tính nhúng Raspberry Pi 3.
  • Nghiên cứu về phương thức truyền dữ liệu qua mạng Internet.
  • Nghiên cứu xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động.

  - Phạm vi nghiên cứu:

  • Nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình thử nghiệm.

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

    - Cách tiếp cận:

  • Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.

-  Phương pháp nghiên cứu:

  • Nghiên cứu lý thuyết,.
  • Thiết kế, thi công, mô phỏng trên máy tính.
  • Xây dựng các sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán, viết chương trình, kiểm thử.
  • Xây dựng mô hình, kiểm thử và đưa vào áp dụng thực tế.