1.1 Lý do chọn dự án
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghệ nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp hóa 4.0 hiện nay, đang đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của đất nước và trên toàn thế giới. Do đó, chúng ta phải biết nắm bắt, tận dụng cơ hội và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước ta, bên cạnh đó còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nền công nghệ đang phát triển như thế nhưng ở nước ta, gần như các thiết bị điện trong đời sống của các gia đình hiện nay đa số đều hoạt động độc lập với nhau, mỗi thiết bị có một quy trình sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào sự thiết lập, cài đặt của người sử dụng, chúng chưa có một sự liên kết nào với nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải mau chóng mang công nghệ đến với mọi nhà. Và với công nghệ Internet Of Thing và sự tự động hóa, mọi vấn đề đều được giải quyết, người sử dụng có thể điều khiển tất cả các thiết bị từ xa thông qua mạng Internet và để chúng được hoàn toàn tự động làm việc. Ở đây, các thiết bị điều khiển tự động được kết nối với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh qua một một thiết bị trung tâm và có thể giao tiếp với nhau về mặt dữ liệu.
Nước ta là một nước nông nghiệp, vì vậy việc áp dụng mô hình công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu thiết yếu cần phải thực hiện để nước ta có thể theo kịp sự phát triển của các nước trên thế giới. Đây là mô hình đẩy mạnh sự phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, giúp gia tăng năng suất cây trồng và đảm bảo nhu cầu thực phẩm sạch.
Đó là những lý do mà nhóm em đã chọn dự án “Ứng dụng IoT vào hệ thống chăm sóc cây trồng trong nông nghiệp” - một mô hình trồng trọt nông nghiệp phù hợp giúp giải quyết được các vấn đề nan giải của ngành nông nghiệp Việt Nam làm dự án nghiên cứu khoa học của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ Internet Of Thing vào thiết kế và thi công hệ thống chăm sóc cây trồng thông minh, có thể điều khiển trên App của Smartphone thông qua mạng INTERNET, hệ thống gồm:
- Phần cứng mô hình điều khiển một số thiết bị chăm sóc cây trồng, kết nối với mạng Internet.
- Phần mềm trên di động có thể giám sát, theo dõi các thông số của các cảm biến, có thể điều khiển quá trình sinh trưởng của cây trồng thông qua việc thiết lập ngưỡng các thông số của môi trường xung quanh.
- Hệ thống sẽ tự động giúp người sử dụng thực hiện chăm sóc cây bằng các hành động hợp lý để cố gắng điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, độ ẩm đất và ánh sáng về trong ngưỡng phù hợp với sự phát triển tốt nhất cho cây trồng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu cách thức giao tiếp, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng của máy tính nhúng Raspberry Pi 3.
- Nghiên cứu cách giao tiếp các loại cảm biến với máy tính nhúng Raspberry Pi 3.
- Nghiên cứu về phương thức truyền dữ liệu qua mạng Internet.
- Nghiên cứu xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình thử nghiệm.
1.4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Cách tiếp cận:
- Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết,.
- Thiết kế, thi công, mô phỏng trên máy tính.
- Xây dựng các sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán, viết chương trình, kiểm thử