Một trong những ứng dụng có thể nói là được mong chờ nhất khi IoT xuất hiện đó là việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe con người hiện tại. Internet of thing có tiềm năng to lớn trong ngành “công nghiệp chăm sóc sức khỏe”, ta thường hay gọi bằng IoMT (Internet of Medical Things), những ứng dụng trong lĩnh vực này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu căng thẳng cho các chuyên gia y tế, giúp bệnh nhân có thể điều trị và phát hiện bệnh ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Những ứng dụng của IoT đang làm thay đổi đáng kể ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Với IoT, có thể tự động hóa quy trình chăm sóc bệnh nhân qua việc cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe di động. Các thiết bị y tế thông minh ứng dụng IoT thu thập các dữ liệu quan trọng (tình trạng của bệnh nhân, những triệu chứng khẩn cấp như suy tim, tiểu đường, hen suyễn,…) và chuyển đến bác sĩ theo thời gian thực, thông tin cho các bộ phận liên quan, qua ứng dụng di động và các thiết bị có liên kết. Nhờ đó, các bác sĩ có thể kiểm tra và theo dõi tình trạng của bệnh nhân ngay lập tức, dù không ở gần bên, cải thiện khả năng chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế.
Hiện tại đại dịch Covid vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và việc áp dụng công nghệ IoT trong việc điều trị bệnh nhân mắc Covid sẽ góp phần thúc đẩy khả năng phục hồi của toàn cầu trước đại dịch. Sử dụng hệ thống IoT cho phép nhân viên y tế theo dõi từ xa tình trạng của bệnh nhân, dữ liệu được gửi từ một ứng dụng được kết nối với các thiết bị theo dõi bệnh nhân. Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Ứng dụng IoT chế tạo thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc Covid”. Với giải pháp này, các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân như nhiệt độ cơ thể, nồng độ ô xy trong máu và nhịp tim, được cập nhật theo thời gian thực (real-time) liên tục 24/24 giờ.
- Mục tiêu đề tài là thiết kế thiết bị có thể theo dõi và giám sát các chỉ số sức khỏe con người như nhịp tim, nhiệt độ của con người để đưa ra một số cảnh báo về sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid.
- Thiết bị có kết nối với Internet thông qua chuẩn wifi để bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân từ xa qua một webserver. Chỉ cần có một tài khoản trên Thingspeak mọi người có thể xem các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân mà bạn muốn xem, mỗi người
dùng đều có một tài khoản để theo dõi chỉ số đo của mình. Ngoài ra, còn có một ứng dụng hỗ trợ xem trên điện thoại. Ứng dụng hiển thị các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân và có thể cảnh báo tại chỗ nếu bệnh nhân có các chỉ số không an toàn, từ đó có thể biết tình hình sức khỏe của những bệnh nhân mà bạn muốn xem.
- Nghiên cứu về cách thức hoạt động, nguyên lý làm việc của Esp8266.
- Nghiên cứu cách thức giao tiếp với các loại cảm biến về nhiệt độ, nhịp tim và oxi trong máu với Esp8266.
- Nghiên cứu cách thức lưu trữ và truyền tải dữ liệu qua mạng Internet.
- Nghiên cứu về cách viết ứng dụng trên điện thoại
- Nghiên cứu kiến thức về các chỉ số sức khỏe để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của người dùng.
- Hệ thống đọc và ghi số liệu từ đó phát hiện tình trạng sức khỏe người dùng . Kết quả thực nghiệm và đánh giá được hiển thị trên máy tính được gửi lên một webserver từ đó ứng dụng đã được viết sẽ lấy thông tin dữ liệu từ webserver hiển thị ra thông số ra màn hình LCD và ứng dụng trên điện thoại-điều này giúp người dùng có thể biết được chỉ số của bệnh nhân mọi lúc mọi nơi khi chỉ cần sử dụng 3g hoặc wifi.
- Nghiên cứu lý thuyết liên quan, xây dựng mô hình thử nghiệm hướng tới người dùng là người nhà bệnh nhân hoặc bác sĩ điều trị.
- Kiểm thử, đánh giá và đưa ra các kiến nghị về sản phẩm.
- Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết đặc thù về các chỉ số về nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxi trong máu từ đó đưa ra các kết luận về tình trạng thể chất hiện tại.
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Thiết kế, thi công, kiểm thử kết quả trên máy tính.
- Tìm hiều về cách viết ứng dụng chạy nền tảng android trên điện thoại.
- Xây dựng lưu đồ thuật toán, viết chương trình, kiểm thử.
Báo cáo gồm 4 chương:
Trình bày về những vấn đề như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương phấp nghiên cứu.
Trình bày về các lý thuyết, ứng dụng liên quan đến đề tài như IOT, xây dựng ứng dụng trên nền tảng Android,..và lý thuyết và cách sử dụng các linh kiện được sử dụng trong đề tài
Trình bày về sơ đồ khối, sơ đồ thuật toán của hệ thống cũng như cách kết nối giữa các linh kện và vi điều khiển
Trình bày kết quả đo được sau khi hệ thống đã hoàn thiện từ đó ta có thể đánh giá được các ưu, nhược điểm của hệ thống.