star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Thiết kế và thi công mô hình Ngôi Nhà Thông Minh – SmartHome


1. Mục tiêu

-      Thiết kế và thi công mô hình Ngôi Nhà Thông Minh – Smart Home, với các chức năng cụ thể:

-      Điều khiển từ xa các thiết bị điện trong nhà như quạt, đèn.

-      Cảm biến được mưa khi trời âm u, cảm biến chống trộm khi có trộm vào trong nhà.

-      Dễ dàng điều khiển thông qua điện thoại Smartphone bất kể nơi nào có wifi. Với đề tài này giúp sinh viên có nhiều kiến thức về các thiết bị,tập thói quen nghiên cứu phục vụ công việc, có thể ứng dụng trong thực tế.

-      Yêu cầu được điều khiển từ xa các thiết bị qua WIFI là phải chạy một cách chính xác, ổn định, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, dễ sửa chữa và chi phí thấp

2. Mô tả hệ thống

-      Nhà thông minh (tiếng anh là "Smart Home") hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà được trang bị các hệ thống tự động thông minh cùng với các bố trí hợp lý

-       Các hệ thống này có khả năng tự điều phối các hoạt động trong ngôi nhà theo thói quen sinh hoạt và nhu cầu cá nhân của gia chủ

-      Chúng ta cũng có thể hiểu ngôi nhà thông minh là một hệ thống chỉnh thể mà trong đó, tất cả các thiết bị điện tử gia dụng đều được liên kết với thiết bị điều khiển trung tâm

-      Có thể phối hợp với nhau để cùng thực hiện một chức năng.

-      Các thiết bị này có thể đọc ra cách xử lý tình huống được lập trình trước

-       Được điều khiển và giám sát từ xa nhằm mục đính là cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

3. Đối tượng nghiên cứu

-      Vi điều khiển Arduino Uno.

-      Cảm biến mưa và chống trộm.

-      Module ESP-01 ESP8266.

-      Nghiên cứu về phương thức truyền dữ liệu qua mạng Internet.

-      Nghiên cứu xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động.

-      Nghiên cứu cách thức lưu trữ và truyền tải dữ liệu qua mạng Internet.

-       Nghiên cứu về cách viết ứng dụng trên điện thoại

-      Nghiên cứu và lập trình nạp code vào Atmega328.

4. Phương pháp nghiên cứu

-      Nghiên cứu lý thuyết.

-      Thiết kế, thi công, kiểm thử kết quả trên máy tính.

-      Tìm hiều về cách viết ứng dụng chạy nền tảng android trên điện thoại.

-      Xây dựng lưu đồ thuật toán, viết chương trình, kiểm thử.

5. Sơ đồ khối

undefined

- Khối nguồn: Cấp nguồn 5V từ ngoài vào cho board mạch chính qua cổng usb của máy tính.

- Khối điều khiến trung tâm: 

+ Cấp nguồn và điều khiển hoạt động khối cảm biến.

+ Nhận dữ liệu từ khối cảm biến và gửi dữ liệu đó lên khối lưu trữ.

     - Khối cảm biến:

          + Đo nhiệt độ, đô ẩm phòng trong nhà hiển thị và cảm biến được mưa đưa tín hiệu ra chuông.

          + Nhận biết được người khi đi qua cửa  .

          + Gửi dữ liệu đo được về cho khối điều khiển trung tâm.

     - Khối Wifi ( Internet):

+ Giúp cho khối điều khển trung tâm truyền dữ liệu lên khối Blynk để lưu trữ.

     - Khối công suất ngõ ra:

+ Dùng để điều khiển các thiết bị điện : Quạt, đèn trong gia đình.