1. Tính cấp thiết
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghệ nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp hóa 4.0 hiện nay, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển đất nước và trên toàn thế giới. Do đó, chúng ta phải biết nắm bắt, tận dụng cơ hội và vận dụng nó một cách hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ của nước ta, bên cạnh đó còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nền công nghệ đang phát triển ở nước ta, gần như các thiết bị điện tử trong đời sống của các gia định hiện nay đa số đều hoạt động độc lập với nhau, mỗi thiết bị có quy trình sử dụng khác nhau tùy thuộc vào sự thiết lập, cài đặt của người sử dụng, chúng chưa có sự liên kết với nhau. Vì vậy, chúng ta phải là những người mang đến sự thống nhất của công nghệ đến với nhau.
Nước ta dần đang phát triển về mọi mặt, vì vậy nhu cầu sống của con người cũng được cải thiện, từ đó họ sẽ có thời gian nuôi cho mình một vài vật nuôi trong nhà. Vì vậy, việc áp dụng mô hình tự động truy xuất giờ và thức ăn cho chúng rất cần thiết. Ngoài ra, mô hình này có thể phát triển trong chăn nuôi công nghiệp theo hướng hiện đại, giúp gia tăng năng suất chăn nuôi và đảm bảo được sức khỏe của vật nuôi. Giúp con người có thể tiết kiệm được thời gian và quản lý được lượng thức ăn của vật nuôi. Đó là lý do nên chọn dự án “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CÂN KHỐI LƯỢNG THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI”- một mô hình định lượng khối lượng thức ăn phù hợp cho vật nuôi.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
5. Mô hình hệ thống:
5.1. Mô tả:
Hệ thống giám sát khối lượng thức ăn cho vật nuôi bao gồm 7 khối cơ bản:
- Khối cấp nguồn.
- Khối xử lý trung tâm.
- Khối hiển thị.
- Khối Website Database.
- Khối điều khiển.
- Khối tiếp nhận dữ liệu.
- Khối cơ cấu chấp hành.
Trong đó:
- Khối cấp nguồn: cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.
- Khối xử lý trung tâm: khối điều khiển, khối tiếp nhận dữ liệu, khối cơ cấu chấp hành, khối Website database, khối hiển thị.
- Khối Website database: khối giao tiếp người dùng.
- Khối hiển thị: màn hình LCD.
- Khối điều khiển: Driver A4988 ( Step 1, Step 2).
- Khối tiếp nhận dữ liệu: khối nhập dữ liệu ( nút nhấn), module HX711 ( cân loadcell).
- Khối cơ cấu chấp hành: HC-SR04 Sensor, Water Sensor.
5.2. Phân tích thành phần các khối
Chức năng các khối:
- Khối cấp nguồn: cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.
- Khối xử lý trung tâm: nhận và xử lý các tín hiệu từ các khối chuyển về và gửi đi.
- Khối hiển thị: hiển thị thông số để giám sát.
+ Màn hình LCD: hiển thị thông số.
- Khối Website Database: nhận dữ liệu từ khối xử lý trung tâm, đưa các dữ liệu của hệ thống lên website. Từ đó, giúp người dùng có thể giám sát hoạt động từ xa mà không cần giám sát trực tiếp.
+ Khối giao tiếp người dùng: giúp người dùng theo dõi dựa trên biểu đồ và thông số trên giao diện được thiết kế trên Website.
- Khối điều khiển: có chức năng nhận lệnh từ khối xử lý trung tâm để điều khiển các động cơ hoạt động theo cơ chế được cài đặt.
+ Module Driver A4988: điều khiển động cơ bước chỉ với 2 chân từ bộ điều khiển hoặc một chân để điều khiển hướng quay và chân kia để điều khiển các bước. Step và Direction sử dụng để điều khiển chuyển động của động cơ. Chân Direction điều khiển hướng quay của động cơ và kết nối nó với một trong các chân kỹ thuật số trên vi điều khiển của Board Arduino. Với chân Step, chúng ta điều khiển mirosteps của động cơ và với mỗi xung được gửi tới chân này, động cơ sẽ di chuyển một bước. Vì vậy, điều đó có nghĩa là không cần bất kỳ chương trình phức tạp, board chuyển pha, dòng điều khiển tần số, v.v., vì trình dịch tích hợp của Driver A4988 đảm nhiệm mọi thứ.
+ Step 1: quay trục để thức ăn trong hộp chứa đổ xuống cân.
+ Step 2: đẩy hộp chứ trên cân để cung cấp thức ăn.
- Khối tiếp nhận dữ liệu: tiếp nhận dữ liệu từ phần cơ khi được set, sau đó gửi dữ liệu về khối xử lý trung tâm để xử lý và điều khiển.
+ Khối nhập dữ liệu: nút nhấn có nhiệm vụ nhập số liệu để set thời gian và khối lượng.
+ Module HX711: module chuyển đổi analog sang digital 24-bit. HX711 được thiết kế để chuyển đối tín hiệu và ứng dụng điều khiển công nghiệp để giao tiếp trực tiếp với một cảm biến cầu. Phản ứng nhanh, khả năng chống nhiễu, và độ tin cậy cao. Đây là mạch đọc giá trị cảm biến loadcell với độ phân giải 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây ( clock và data ) để gửi dữ liệu cho vi điều khiển/ Arduino.
+ Cân loadcell: khi một lực tác dụng lên loadcell, nó sẽ chuyển đổi các lực tác dụng thành tín hiệu điện. Các loadcell cũng thường được gọi là bộ chuyển đổi tải, bởi vì nó chuyển đổi một lực thành tín hiệu điện.
- Khối cơ cấu chấp hành: tiếp nhận dữ liệu thu thập trong mỗi chu kỳ và gửi về khối xử lý trung tâm.
+ HC – SR04: đo khoảng cách để xác định các mức thức ăn hiện tại.
+ Water sensor: được sử dụng để phát hiện nước tiếp xúc lên bề mặt cảm biến từ đó xác định mực nước.