star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN Ô TÔ


Tài liệu hướng dẫn về cách đọc sơ đồ mạch điện rất chi tiết
ZX.png

0. Quy tắc chung:
* Phân tích mạch:
- Trong một mạch điện bao giờ cũng có nguồn dương (+) và nguồn âm (-), các tín hiệu đầu vào, tín hiệu điều khiển, thiết bị điều khiển và thiết bị chấp hành.

a. Nguồn:
- Nguồn điện trên xe du lịch thường có 2 loại sau:

  • Nguồn trực tiếp từ bình điện (Hot all time hoặc B+).
  • Nguồn cung cấp cho thiết bị giải trí ACC.
  • Nguồn cung cấp cho các thiết bị phục vụ cho động cơ, hộp số: IG1 hoặc “Hot in On or Start.
  • Nguồn cung cấp cho các thiết bị khác: IG ON hoặc Hot in On – Nguồn này sẽ bị ngắt khi khởi động máy để tập trung nguồn điện máy đề.
  • Nguồn cung cấp cho một số loại cảm biến được ECU hạ xuống 5 Volt.

b. Các tín hiệu đầu vào:
- Tín hiệu từ các cảm biến.
- Tín hiệu phản hồi từ các thiết bị chấp hành.
- Tín hiệu từ các loại công tắc.

c. Các tín hiệu điều khiển – đường truyền dữ liệu:
- Tín hiệu gửi trực tiếp đến thiết bị chấp hành, tín hiệu này có thể là Dương (+) hoặc Âm (-) 12 V.
- Tín hiệu gửi dưới dạng mã hoá tới các hộp điều khiển khác trước khi tới các thiết bị chấp hành, tín hiệu này có thể truyền qua đường CAN BUS, LIN, K hoặc tín hiệu quang điện qua cáp quang hoặc các phương tiện truyền dữ liệu khác.

d. Các thiết bị chấp hành:
- Các thiết bị sử dụng mô men quay của motor điện:

  • Khoá trung tâm.
  • Motor cửa sổ.
  • Motor chỉnh gương.

- Các thiết bị dùng áp lực chân không được điều khiển bởi các thiết bị khác:

  • Van EGR.
  • Dù gió VGT.

- Các thiết bị dùng điện để chuyển thành từ tính:

  • Rơ le con chuột máy đề.
  • Vòi phun nhiên liệu.
  • Solenoid hộp số tự động.

- Các thiết bị dùng hiệu ứng giãn nở của vật liệu PIEZO khi được kích thích bằng điện áp cao:

  • Vòi phun trong động cơ Diesel thế hệ mới.
  • Van điều áp ống Rail.

- Các thiết bị sử dụng công năng từ áp lực thuỷ lực được điều khiển bởi các thiết bị điện khác:

  • Bộ côn trong hộp số tự động
  • Module ABS
  • Trợ lực tay lái

Sơ đồ các tín hiệu vào và ra hộp điều khiển:

1.png

1. Nguồn điện:
- Ổ khóa: 
Nóng khi bật on (tức là có dương khi bật on ổ khóa IG). Hot at all times: Nóng toàn thời gian (tức là có dương trực tiếp BATT). Xem hình màu đỏ ở dưới

2.png

- Hộp nguồn:

  • Hộp Fuse and relay box: nó chỉ là 1 hộp bình thường chứa cầu chì và gắn các relay, nó chỉ là dạng dây điện với các mạch đồng bình thường.
  • Hộp Junction box thì nó cũng có cầu chì rờ le, nhưng nhiều khi nó còn xử lý tín hiệu bên trong hộp đó nữa (như đường truyền can, v.v...). Hộp Junction box nó có nhiều dạng khác nhau và chức năng cũng khác nhau: E/G Junction box, I/P Junction box, v.v...

3.png

  • Hộp Smart Junction box: giống hộp Junction box, cũng có cầu chì rờ le. Nó cũng xử lý tín hiệu bên trong hộp đó nữa (như đường truyền can, v.v...) nhưng nó thông minh hơn Hộp Junction box.

- Phân biệt các hộp cầu chì khác nhau để tránh nhầm lẫn, vì nhiều hộp cầu chì có thể được tích hợp lại nằm cùng 1 chỗ:

4.png
5.png
6.jpg
7.jpg


- Dạng của Ford:

8.png
9.png


2. Đặc điểm của dây dẫn:
- Màu dây:

10.png
- Đọc chân số của dây cho đúng khi có đến 2 hàng số: 1 trong những lý do hay được đề cập đến là do khác vị tri đặt tay lái (vô lăng).

- Theo nguyên tắc nếu ta đọc chân số hàng trên thì tất cả đều phải đọc chân số hàng trên hết (như trong hình là đọc hết chân số được khoang hình màu vàng). Nếu đọc theo chân hàng dưới thì cũng vậy, tất cả đều phải đọc hết chân số hàng dưới hết (như trong hình là đọc hết chân số được khoang hình màu đỏ).

- Một trong những lý do mà có đến 2 hàng số trên và dưới này là LHD và RHD (LHD là tay lái trái, còn RHD là tay lái phải)

11.png

- Con số ghi ở dây là nói về kích cỡ dây (hình như tính bằng milimet). Còn chữ cái ghi cạnh con số là màu dây (ví dụ: 0.3P ---> dây màu hồng Pink có kích cỡ 0,3 milimet).

Xem màu vàng dưới hình

 

12.png

- Dạng của hãng Ford:

13.png
14.png
15.png
16.png


3. Rắc nối - đầu nối - mối nối:
- Dạng khác:

  • Số 1 là vị trí nằm ở "hộp rờ le/cầu chì số 1"
  • Dấu mũi tên là rắc đực
  • Dấu ô van là rắc cái

+ Lưu ý là dấu ô van khác với dấu hình tròn ở chỗ:

  • Dấu ô van: rắc nối vào hộp rờ le/cầu chì
  • Dấu tròn: rắc nối vào chi tiết (tức là chi tiết nào đó mà không phải là hộp rờ le/cầu chì, ví dụ như đèn, công tắc, rắc bự chung, v.v...)

17.png

- Dạng khác:

18.jpg
19.jpg

- Dạng khác:

20.png
21.png
22.png

- Dạng khác : Rắc nối vào chi tiết và kí hiệu tắt (để vẽ sơ đồ khỏi chật nên phải kí hiệu tắt) (Toyota)

  • Hình dưới là gồm 2 rắc cái trên dưới, cùng cắm vào 1 rắc đực ở giữa.
  • A là kí hiệu của J4 và B là kí hiệu của J5 (J4 và J5 là tên của 2 rắc cái, xem góc hình bên phải). Hai rắc J4 và J5 đều cùng cắm vào 1 rắc đực ở giữa, J4 thì là rắc ở trên còn J5 là rắc ở phía dưới.
  • Số 4 - 2 - 3 - 1 là tên số của từng dây, rắc cái trên. Số 3 - 5 - 6 là tên số của từng dây, rắc cái dưới.
  • Thường thì J là viết tắt của Junction Connector (Junction Connector ---> rắc nối 3).

* Dấu ô van: rắc nối vào hộp rờ le/cầu chì
* Dấu tròn: rắc nối vào chi tiết (tức là chi tiết nào đó mà không phải là hộp rờ le/cầu chì, ví dụ như đèn, công tắc, rắc bự chung, v.v...)

23.png

- Dạng khác: Dây trong hộp (Toyota)

  • Tức là dây đó được nối với nhau ở trong 1 cái hôp, và ta không thể thấy mối nối đó. Ta chỉ có thể thấy các đầu dây hoặc rắc dây ở ngoài thôi.
  • Hộp để che đậy dây thường được tô bằng 1 màu mờ (xám mờ chẳng hạn,...)
  • 2J và 2Q là tên của rắc. Và số 2 đằng trước tức là vị trí nằm ở hộp rờ le/cầu chì số 2

 

24.png

- Dạng của hãng Ford:

25.png
26.png
27.png
28.png
29.png
30.png

- Dạng khác: Nếu chấm đen là 2 dây giao nhau. Nếu chấm trắng là 2 dây không giao nhau

31.png
32.png
33.png


- Dạng khác:

34.png


- Dạng khác: phân biệt cùng 1 cụm rắc và phân biệt dấu ngoặc móc "hoặc"

35.png
36.png
37.png


- Dạng khác:

38.png

- Dạng khác:

39.png
40.png
41.png


4. Cách đọc thứ tự đầu rắc:

42.png
43.png
44.png
45.png
46.png
47.png


5. Đường đi:

48.png
49.png
50.png
51.png
52.png
53.png
54.png


- Dạng của hãng Ford:

55.png
56.png
57.png
58.png
59.png
60.png

6. Không nhầm lẫn số thứ tự chân và tổng số chân:
- Ví dụ: tại một dây có ghi 9 IPG, thì tức là rắc đó có tên IPG và số thứ tự dây đó là số 9, nhưng khi tìm vị trí thì lại thấy hiển thị là IPG (21) -----> tức là rắc đó vẫn có tên là IPG nhưng số 21 trong ngoặc đơn là tổng số dây ở đầu rắc đó, và trong số 21 dây này thì dây ta cần tìm là dây thứ 9.

Như hình dưới thì các khung vàng là ý chỉ tên rắc và số thứ tự dây đó. Cho nên nếu ta tìm vị trí mà thấy tên rắc thì đúng mà con số kèm theo thì không đúng thì nên nhớ con số kèm theo đó là tổng số dây, còn thứ tự dây thì chỉ biết khi nhìn trên sơ đồ (thường thì tổng số dây thường được bỏ trong ngoặc đơn

61.png
62.png


7. Xác định tên của 1 chi tiết hoặc thiết bị:
- Thường tên của 1 chi tiết hoặc thiết bị đó được bỏ trong 1 khung vuông. Còn dòng chữ bên cạnh thường là diễn giải để cho người đọc hiểu

63.jpg


- Hoặc cách thể hiện khác của hãng Ford:

64.png
65.png

8. Một sơ đồ của xe có nhiều trang khác nhau và cần chú ý ghi chú ở mỗi trang:
- Các trang có thể là một, chỉ là vẽ không đủ nên vẽ nhiều trang
- Hoặc các trang có liên kết với nhau 1 phần, vẫn có những phần khác biệt
- Các trang không liên kết với nhau: cái này thì rất ít

  • Xem ví dụ dưới : xe Kia Morning 2012, nâng hạ kính.

66.png
67.png
68.png
69.png


9. Chú ý ở những chế độ khác nhau hoặc nguồn khác nhau:
- Sẽ có nhiều chế độ làm việc khác nhau trong cùng 1 mạch điện (cần chú ý). Xem ví dụ ở dưới để hiểu rõ: xe Kia Morning 2012, nâng hạ kính

70.png


10. Không nhầm lẫn phần miêu tả thêm với phần chính:

71.png
72.png


11. Kí hiệu bóng đèn:

73.png

12. Ký hiệu hình ảnh:
- Dạng khác:

74.png
75.png
76.png

- Kí hiệu của Ford:

77.png

 

78.png