Bản vẽ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò nền tảng trong lĩnh vực cơ khí, là ngôn ngữ chung để truyền tải thông tin thiết kế, chế tạo, lắp ráp và kiểm tra các sản phẩm cơ khí. Nhờ có bản vẽ kỹ thuật, các kỹ sư, công nhân và nhà sản xuất có thể hiểu rõ về hình dạng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật và cách thức hoạt động của sản phẩm, từ đó tạo ra những cỗ máy và thiết bị hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của con người. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại bản vẽ kỹ thuật cơ khí phổ biến, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của chúng trong lĩnh vực cơ khí.
Bản vẽ kỹ thuật cơ khí là một ngôn ngữ đặc biệt được sử dụng để mô tả hình dạng, kích thước, công sai, yêu cầu kỹ thuật và các thông tin cần thiết khác của các chi tiết, cụm bộ phận, máy móc hoặc thiết bị cơ khí. Thường thì bản vẽ kỹ thuật cơ khí sẽ được biểu diễn ở dạng 2D. Nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì đã cho ra đời các bản vẽ ở dạng 3D giúp miêu tả chi tiết cũ thể và trực quan hơn.
Yêu cầu của một bản vẽ kỹ thuật cần phải thể hiện đầy đủ các vật liệu, kích thước, các hình biểu diễn,…
Thể hiện hình dạng, kích thước, công sai, yêu cầu kỹ thuật và các thông tin cần thiết khác của từng chi tiết để chế tạo, lắp ráp và kiểm tra. Là loại bản vẽ cơ bản và quan trọng nhất, cung cấp thông tin chi tiết về từng bộ phận cấu thành sản phẩm cơ khí.
Thể hiện hình dạng, vị trí tương đối và mối liên quan giữa các chi tiết trong một cụm bộ phận, máy móc hoặc thiết bị. Giúp người đọc hiểu rõ cấu trúc và cách thức hoạt động của sản phẩm cơ khí’
Thể hiện sơ đồ nguyên lý hoạt động, cấu trúc, mối quan hệ giữa các bộ phận chính, vị trí lắp đặt các thiết bị điện, khí nén, thủy lực,… của máy móc thiết bị. Cung cấp thông tin về nguyên lý hoạt động và cách thức vận hành của sản phẩm cơ khí
Thể hiện thứ tự tháo lắp các chi tiết trong một cụm bộ phận, máy móc hoặc thiết bị. Giúp cho việc sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí dễ dàng hơn.