star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS


    • Chức năng của hệ thống ABS

    - Các bộ điều chỉnh lực phanh bằng cách điều chỉnh sự phân phối áp suất trong dẫn động phanh đến các bánh xe trước và sau, có thể đảm bảo:

     + Hoặc hãm cứng đồng thời các bánh xe (để sử dụng được triệt để trọng lượng bám và tránh quay xe khi phanh).

     + Hoặc hãm cứng các bánh xe trước (để đảm bảo điều kiện ổn định).

    • Nguyên lý chung.

- Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) thực chất là một bộ điều chỉnh lực phanh có mạch liên hệ ngược.

Nguyên lí làm việc:

*Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)

+ ABS không hoạt động trong quá trình phanh bình thường, ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của van.

            + Khi đạp phanh, áp suất dầu trong xi lanh chính tăng lên, dầu phanh chảy từ cửa A sang cửa C trong van điện vị trí rồi tới xi lanh bánh xe. Dầu phanh không vào được bơm bởi van 1 chiều gắn trong mạch bơm.

            + Khi nhả chân phanh, dầu phanh hồi về từ xi lanh bánh xe đến xi lanh chính qua cửa C đến cửa A rồi qua van 1 chiều.

*Khi phanh gấp (ABS hoạt động)

            + Nếu có bất kì bánh xe nào bị bó cứng khi phanh gấp, bộ chấp hành ABS điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU, vì vậy bánh xe không bị bó cứng.

+ Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh đủ lớn sẽ gây hiện tượng trượt. Khi hệ số trượt vượt qua giới hạn (10-30%) thì ABS bắt đầu làm việc và chế độ làm việc của ABS như sau:

Chế độ giảm áp: Khi một bánh xe gần bị bó cứng, ECU gửi dòng điện 5A đến cuộn dây của van điện, làm sinh ra một lực từ mạnh, van điện chuyển động lên trên, cửa A đóng trong khi cửa b mở. Kết quả là dầu phanh từ xi lanh bánh xe qua C tới B rồi chảy về bình dầu (buồng giảm chấn). Cùng lúc đó, moto bơm hoạt động nhờ tín hiệu từ ECU, dầu phanh được hồi trả về xi lanh chính từ bình chứa, mặc khác cửa A đóng ngăn không cho dầu phanh từ xi lanh chính vào van điện, kết quả là áp suất dầu trong xi lanh bánh xe giảm, ngăn không cho bánh xe bị bó cứng. Mức độ giảm áp suất dầu được điều chỉnh bằng cách lặp lại chế độ giữ áp và giữ.

Chế độ giữ áp: Khi áp suất trong xi lanh bánh xe giảm hay tăng, cảm biến tốc độ gửi tín hiệu báo rằng tốc độ bánh xe đạt đến giá trị mong muốn, ECU cấp dòng điện 2A đến cuộn dây van điện để giữ áp suất trong xi lanh bánh xe không đổi. Khi dòng diện cấp cho cuộn dây giảm từ 5A (chế độ giảm áp) xuống 2A (giữ áp), lực từ sinh ra trong cuộn dây cũng giảm, van điện bắt đầu di chuyển xuống nhờ lò xo hồi vị qua đó làm đóng cửa B.

Chế độ tăng áp: Khi tăng áp suất trong xi lanh bánh xe để tạo lực phanh lớn, ECU ngắt dòng điện cho cuộn dây van điện. Vì vậy, cửa A mở cửa B đóng, nó cho phép dầu trong xi lanh phanh chính chảy từ cửa C qua van điện đến xi lanh bánh xe. Mức độ tăng áp suất dầu được điều khiển nhờ lặp lại các chế độ tăng áp và giữ.

è Chu trình giữ áp, giảm áp và tăng áp cứ thế được lặp đi lặp lại, giữ cho xe được phanh ở giới hạn trượt cục bộ tối ưu mà không bị hãm cứng hoàn toàn.